in

HƯỚNG DẪN CHỈNH SỮA MÁY ĐÍNH NÚT CƠ

HƯỚNG DẪN CHỈNH SỮA MÁY ĐÍNH NÚT CƠ

HƯỚNG DẪN CHỈNH SỮA MÁY ĐÍNH NÚT CƠ

MÁY ĐÍNH CÚC JUKI MB-373

I. ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT MÁY ĐÍNH CÚC JUKI MB-373:

HƯỚNG DẪN CHỈNH SỮA MÁY ĐÍNH NÚT CƠ

 

  • Tốc độ máy:  1500 vòng/phút.
  • Số mũi:  8,16 và 32
  • Trị số đưa vải:   Đưa vải ngang – 2,5 đến 6,5 mm

Đưa vải bọc – 0 đến 6,5 mm

  • Kiểu mũi: hình I; hình Z; hình X.
  • Kích thước nút  ϕ 10 đến 28mm
  • Khoảng trụ kim di chuyển  48,6mm
  • Kim  TQ x 1 và TQ x 7 ( # 11 – # 18)
  • Kéo cắt chỉ di động  gồm 1 lưỡi dao cố định và 1 lưỡi dao di động.
  • Nâng bàn cặp cúc  tự động ( cũng có thể dùng hệ thống bàn đạp).
  • Cơ cấu dừng máy  tự động ( có trang bị thiết bị giảm tốc)
  • Nguồn điện  200w ( 1/4 ngựa) 1 pha hoặc 3 pha.
Sách hướng dẫn chỉnh sữa máy may công nghiệp xem tại đây
Thông tin bài viết mới nhất về cổng từ chống trộm hàng hóa

II. QUY TRÌNH HIỆU CHỈNH MÁY ĐÍNH CÚC CƠ:

1. Hiệu chỉnh bộ tạo mũi:
1.1. Điều chỉnh vị trí trụ kim:

Hình 3.1. Điều chỉnh vị trí trụ kim
1- Vít hãm trụ kim         2- Trụ kim         3- Ống bạc trụ kim
4- Vít hãm kim         5- Kim

  • Dùng kim TQ x1 sử dụng cặp vạch trên.
  • Dùng kim TQ x7 sử dụng cặp vạch dưới.
  • Điều chỉnh  quay puly cho kim xuống nới lỏng ( 1) xê dịch trụ kim (2) lên xuống sao cho vạch thứ nhất ngang bằng mép dưới bạc trụ kim(3).

 Chú ý: Gắn kim hết đốc rãnh vát kim quay vào trong thành máy.                 
1.2. Điều chỉnh móc:
1.2.1. Cách lắp móc:

  • Lắp móc sao cho phần vát của móc nằm ngang vị trí định vị của bạc móc.
  • Khoảng hở mặt bằng giữa kim và mỏ móc  nới lỏng vít (4)  xê dich cụm móc (2) theo chiêu dọc trục sao cho khoảng hở đạt 0,05 – 0,1mm. xiết vít hãm (4) lại.

Hình 3.2. Cách lắp móc

1.2.2. Điều chỉnh thời điểm móc và kim:

Hình 3.3. Điều chỉnh thời điểm móc và kim

  • Nới lỏng vít (4) quay puly cho kim xuống tận cùng đưới rồi rút lên vạch thứ hai ngang bằng mép dưới bạc trụ kim ta xoay cam móc chỉ (2) sao cho đầu mỏ móc tới tâm kim xiết vít (4) lại.

1.3. Điều chỉnh cần gạt chỉ:  
1.3.1. Điều chỉnh cam lắc cần gạt chỉ:

  • Nới lỏng vít hãm cam lắc cần gạt (1) sao cho vạch trên cam lắc (1) trùng với vạch cam móc chỉ (2) xiết vít hãm (4) lại.

1.3.2. Điều chỉnh cam đẩy cần gạt chỉ:

  • Nới lỏng vít hãm cam đẩy (3) sao cho vạch khắc trên cam đẩy (3) trùng với vạch khắc trên cam móc chỉ (2) không xoay nữa mà ta xê dịch cam đẩy (1) tới lui theo chiều dọc trục móc sao cho khoảng hở mặt bằng giữa kim và thân cần gạt đạt 0,5 – 1,00mm xiết vít hãm lại.

1.4. Điều chỉnh giá bảo hiểm:

  • Quay puly cho kim xuống. nới lỏng vít (11) xê dịch giá (10) tới lui sao cho khoảng hở giữa kim và giá bảo hiểm (10) đạt 0,05 – 0,1mm. xiết vít hãm (11) lại.

 

Hình 3.4. Điều chỉnh giá bảo hiểm

2. Định vị thời điểm lắc và đẩy của thanh bàn kẹp cúc:
2.1. Định vị cam đẩy và lắc thanh bàn kẹp cúc:  

  • Ở thời điểm dừng máy; điểm khắc trên vòng ngoài của cam đẩy và cam lắc  (cam đẩy vải) phải thẳng hàng với các chốt gắn trên xưởng máy.nới lỏng các vít trên cam và điều chỉnh sao cho đạt yêu cầu.

                                                        
Hình 3.5. Định vị cam đẩy và lắc thanh bàn kẹp cúc
1- Cam  trụ kim               4- Cam đẩy
2- Cam lắc                       5- Chốt

2.2. Điều chỉnh vị trí cam điều chỉnh mũi:

  • Khoảng hở giữa con lăn và phần vát chính của cam phải là 0,8 mm. Khi dừng máy, nới lỏng 2 lục giác a để điều chỉnh.

Hình 3.6. Điều chỉnh vị trí cam điều chỉnh mũi

Các bạn cần hỗ trợ về kỹ thuật sửa chữa máy may công nghiệp có thể liên hệ 039.4694.680

Hoặc tham khảo giá máy may công nghiệp mới nhất tại đây

3. Chỉnh dừng máy và ly hợp ma sát:
3.1. Điều chỉnh độ cao của trụ dừng máy (trụ tự động):

  • Khoảng hở giữa cam xăngtíc và trụ dừng máy phải là 2,4 mm khi máy ở trạng thái hoạt động.
  • Ta điều chỉnh bằng cách nới lỏng ốc cần con lăn.

Hình 3.7. Điều chỉnh độ cao của trụ dừng máy (trụ tự động)

3.2. Chỉnh lực nén trụ dừng máy:

  • Khoảng hở giữa khung bộ phận dừng máy và trụ dừng máy là 8,5mm.
  • Ta điều chỉnh bằng đai ốc ở đuôi trụ dừng máy.

Hình 3.8. Chỉnh lực nén trụ dừng máy

3.3. Chỉnh cần ly hợp:

  • Khoảng hở vào lúc dừng máy ( khi puly vẫn động đang chạy không tải) phải từ 0,2 đến 0,3mm.
  • Điều chỉnh bằng cách vặn vít (b) váo ra sau khi nới lỏng vít ở chân điều chỉnh bộ phận ly hợp.

Hình 3.9. Chỉnh cần ly hợp
4. Điều chỉnh số mũi:
4.1. Điều chỉnh 8 mũi:

  • Ta đưa núm( 2 ) lên tận cùng trên của lỗ ovan đĩa dừng máy (1).

Hình 3.9. Điều chỉnh 8, 16 mũi

4.2. Điều chỉnh 16 mũi:

  • Ta kéo núm (2) đi xuống tân dưới lỗ ovan đĩa dừng máy (1).

4.3. Điều chỉnh 32 mũi:

                                                         Hình 3.10. Điều chỉnh 32 mũi
3- Đai ốc hãm         4- Cần đội 32 mũi         5- Cần đỡ con lăn         6- Vít điều chỉnh
7- Con lăn dừng máy         8- Cần dừng máy         9- Con lăn         10- Bánh răng

  • Ở thời điểm máy dừng con lăn (7) lọt vào phần lõm đĩa dừng máy (1) đưa núm (2) xuống tận cùng dưới lỗ ovan đĩa dừng máy (1), lấy bánh răng (10) ra đặt lại sao cho con lăn (9) nằm xuống dưới thẳng góc với tâm bánh răng (10), nới lỏng bulông ( 6) và đai ốc hãm (3) nhấn (4) xuống dưới bulông (6) và đai ốc.

5. Chỉnh bàn kẹp cúc:
5.1. Điều chỉnh nâng tự động bàn kẹp cúc:

  • Ở thời điểm máy dừng trụ tự động lọt váo xăng tíc, ta nới lỏng vít (4)  kéo dây nâng (3) xuống sao cho mấu cặp cá (5) lọt vào phần lõm dây nâng
  • Mấu cặp cá (5) phải thẳng hàng với phần lõm dây nâng.

                                

Hình 3.11. Điều chỉnh nâng tự động bàn kẹp cúc

  • Ta có thể điều chỉnh bằng cách đưa khoảng hở giữa mấu cặp cá (5) và dây nâng bàn kẹp cúc từ 0,5 đến 0,8 mm lúc máy hoạt động.

Hình 3.12. Khoảng hở giữa mấu cặp cá và dây nâng bàn kẹp cúc
5.2. Điều chỉnh vị trí kim so với mặt vuông:

  • Ta điều chỉnh sao cho kim không chạm vào mặt vuông  trong suốt quá trình làm việc.
  • Ta nới lỏng cặp vít (7) và xê dịch mặt vuông (2) đạt yêu cầu.

5.3. Điều chỉnh độ nâng bàn kẹp cúc
– Ta nới lỏng vít (4) xê dịch ty nâng lên xuống sao cho chiều cao của bàn kẹp cúc cách mặt phẳng mặt vuông 12mm. xiết vít hãm (4) lại.

Hình 3.13. Điều chỉnh độ nâng bàn kẹp cúc

5.4. Điều chỉnh tâm cúc:

  • Nới lỏng đai ốc (1b) xê dịch bàn kẹp (1) sao cho kim đâm vào chính giữa lỗ đầu tiên của cúc xiết đai ốc (1b) lại.
  • Nới lỏng vít (1a) xê dịch cần (2a) vào thị độ mở càng lớn và đưa ra độ mở càng nhỏ xiết vít (1a) lại ( độ mở bàn kẹp cúc).

           
                                                                                                        
                                                                                                         1- Vít hãm độ mở bàn kẹp cúc
2- Vít đế bàn kẹp cúc
3- Bàn kẹp cúc
4- Cần chỉnh độ mở bàn kẹp cúc

Hình 3.14. Điều chỉnh tâm cúc

5.5. Điều chỉnh lực nén bàn kép cúc:

  • Vặn đai ốc (5) xuống sao cho mặt dưới đai ốc (5) cách phần lõm dưới của trục nén (6)  khoảng 4-5mm.

                                                                           
                                                                                                         1,2- Đai ốc hãm ty

                                                Hình 3.15. Điều chỉnh lực nén bàn kép cúc
5.6. Điều chỉnh cúc theo chiều ngang:

  • Nới đai ốc (3) đặt áp chỉ thị (3) phù hợp với đường vạch biểu thị khoảng cách đính ngang rồi xiết ốc (2) lại.

                                                                                                         .
                                                                                                         2- Đai ốc hãm
3- Áp chỉ thị

                                                Hình 3.16. Điều chỉnh cúc theo chiều ngang

5.7. Điều chỉnh cúc theo chiều dọc

  • Xê dịch tay đòn (1) sao cho bước đẩy bàn kép cúc đạt yêu cầu ( đối với cúc 4 lỗ). nếu đưa tay đòn (1) về vị trí cúc 2 lỗ thì không có bước đẩy ta chỉ đính được cúc 2 lỗ.

                                                                                                        
                                                                                                         1- Tay đòn

                                                Hình 3.17. Điều chỉnh cúc theo chiều dọc
6. Hiệu chỉnh kéo cắt chỉ:
6.1. Tên và các bộ phận cơ khí của kéo cắt chỉ tự động:

Hình 3.18. Các bộ phận cơ khí của kéo cắt chỉ tự động
1- Thanh nối        2- Kéo cắt chỉ

  • Như được minh họa trong hình trên, khi cần nâng bàn cặp nút hoạt động vào mũi cuối, thanh nối kéo cắt chỉ ( ở phía sau) di chuyển về trước làm cho móc chia chỉ của lưỡi dao di động tách chỉ ra trước khi cắt.
  • Không giống như máy MB – 372, thời gian dừng máy được làm chậm lại sao cho chỉ bị cắt sau khi cần tiếp chỉ cột mũi lại., loại trừ được khả năg đứt mũi.

6.2. Khoảng hở giữa cần nâng bàn kẹp nút và vít điều chỉnh:

Hình 3.19. Khoảng hở giữa cần nâng bàn kẹp nút và vít điều chỉnh
1- Cần nâng           2- Vít điều chỉnh                3- Đai ốc hãm
6.3. Gắn thanh nâng bàn kẹp nút:

  • Gắn thanh nâng bàn cặp nút (1), lò xo (2), bạc chặn (3), bạc đệm (4), và bạc chặn (5) theo số thứ tự như được trình bày trong hình 3.
  • Sau khi xác định các bộ phận dừng máy đã được gắn đầy đủ, đẩy cái ngàm đến gần mặt trên của bạc (5), không để lại khoảng hở , rồi xiết chặt vít (6) lại.

6. 4. Điều chỉnh vị trí lưỡi dao di động:

  • Khoảng cách tiêu chuẩn giữa thanh nối kéo cắt chỉ ( trước) và mấu của khe ở mặt nguyệt là 13mm khi chân vịt ở vị trí cao nhất sau khi ngừng máy.
  • Để đạt được khoảng cách tiêu chuẩn này, dùng cây cữ (4)  (hình 4) được cung cấp kèm theo máy. vặn lỏng con tán (1) ( hai cái) bằng chìa khóa và đẩy vít (2) tới lui để điều chỉnhkhoảng cách đến 13mm.
  • Vặn chặt các con tán (1) lại sao cho đoạn nối (3) nằm ngang.
  • Nếu khoảng cách khoảng cách tiêu chuân trên quá lớn, thời gian cắt chỉ bị trì hoãn và chỉ thừa dài quá mức sẽ giữ lại trên mặt trái vải.
  • Ngược lại, nếu khoảng cách quá nhỏ, chỉ được cắt quá sơm thường làm cho mũi cuối cột không chặt ( dễ đứt), cắt hai chỉ một lúc vì việc chia chỉ không được, hoặc không cắt được chỉ.

Hình 3.20. Điều chỉnh vị trí lưỡi dao di động

Chú ý:

  • Cơ cấu nối cắt chỉ được đặt lại bằng lò xo nén của bàn kẹp nút. do vậy, cơ cấu nối cắt chỉ có thể không được đặt lại khi lò xo nén bị tháo ra, đừng vận hành máy khi điều chỉnh mà lò xo đã tháo rời.

Hình 3.21. Lò xo nén
                                                                     1- Lò xo

6.5. Điều chỉnh chiều cao móc chia chỉ của lưỡi dao di động:  

  • Nếu móc chia chỉ (1) quá cao, móc có thể không chia được chỉ, lúc đó không cắt chỉ được hoặc cắt cả hai chỉ cùng một lúc làm cho chỉ tuột ra khỏi kim khi bắt đầu may mũi tiếp theo.

Hình 3.21. Điều chỉnh chiều cao móc chia chỉ của lưỡi dao di động

  • Nếu chiều cao của móc chia chỉ không đúng,bẻ cong muic của móc sao cho khoảng hở giữa móc chỉ (1) và móc (2) từ 0,5 đến 0,7mm.
7. Điều chỉnh cơ cấu điều hòa chỉ:
7.1. Điều chỉnh đĩa kẹp chỉ:

  • Nới lỏng vít hãm (3) xê sịch đáp (4) sao cho ở thời điểm máy hoạt dộng đĩa kẹp chỉ (6) mở ra cách chốt (7) khoảng 0,8 – 1,2mm. xiết vít (3) lại .

 Chú ý:  ở thời điểm máy dừng đĩa kẹp chỉ đóng lại để giữ chỉ.

                                 Hình 3.22. Điều chỉnh đĩa kẹp chỉ
3- Vít hãm                     6- Đĩa kẹp chỉ
4- Đáp kẹp chỉ                7- Chốt kẹp chỉ

7.2. Điều chỉnh cần đánh trùng chỉ:

  • Nới lỏng vít (2) xê dịch đáp (3) từ trái qua phải sao cho lượng đánh đạt yêu cầu. nếu xê dịch đáp (3) qua phải cần đánh chùng chỉ (1) đánh nhiều và ngược.

                                               
Hình 3.23. Điều chỉnh cần đánh trùng chỉ
1- Cần đánh trùng chỉ          2- Vít hãm          3- Đáp đánh trùng chỉ
7.3. Điều chỉnh 2 cụm đồng tiền:
7.3.1. Đồng tiền phụ:  

  • Nới lỏng Đai ốc (6) trên cần trụ kim (7), quay puly cho kim lên tận cùng trên, xoay cam đồng tiền phụ (8) sao cho đồng tiền phụ (9) mở ra. xiết bulông (6) . đồng tiền phụ phải trồi lên khi chiều cao trụ kim lên đến 54 – 56mm.

Hình 3.24. Điều chỉnh 2 cụm đồng tiền

7.3.2. Đồng tiền chính:

  • Đồng tiền phải mở lên ở thời điểm dừng máy.
  • Ta diều chỉnh ở vít hãm cần nhất đĩa đồng tiền.

8. Những bệnh hỏng hóc và cách sửa chữa:
8.1. Đứt chỉ:

  • Móc móc chỉ hai lần do định vị trí của gạt chỉ không đúng  di chuyển cam định vị móc tới lui để điều chỉnh sao cho mũi móc đi qua tâm của tam giác chỉ vào mũi thứ 9 hoăc 10.
  • Lực ép của đồng tiền chỉ số 1 quá lớn  giảm lực ép của đồng tiền chỉ xuống gần 7 đến 15g.
  • Thời điểm mở của đồng tiền chỉ số 2 quá trễ  điều chỉnh sao cho đồng tiền chỉ nổi lên khi chiều cao của trụ kim (đang đi lên) đã đạt đến 54 ~ 56mm.
  • Định thời gian di chuyển ngang của gạt chỉ không đúng  Sửa lại bằng cách xoay theo vòng tròn cam tam giác sao cho gạt chỉ bắt đầu di chuyển từ phải sang trái khi chiều cao trụ kim lúc đang đi xuống đã đạt đến 53~ 58mm.
  • Móc bắt chỉ hai lần do thời gian di chuyển theo chiều dọc của gạt chỉ không đúng  sửa lại cho gạt chỉ bắt đầu đi trở về ngay sau khi mũi móc đã đi qua tam giác chỉ.
  • Hình 3.25.

8.2.Chỉ dư:  
Là đầu mũi chỉ cuối cùng bị kéo theo hay để lại cách gút 5 đến 10mm.

  • Lực ép của đồng tiền chỉ số 1 không đủ  tăng lực ép đến gần 7 ~  15g
  • Đồng tiền chỉ số 2 trồi lên quá sớm  sửa lại sao cho đồng tiền chỉ số 2 trồi lên khi chiều cao tụ kim lúc đi lên đạt đến 54~56mm.
  • Thời điểm dịch chuyển theo chiều ngang của gạt chỉ không đúng định loại sao cho gạt chỉ bắt đầu di chuyển từ phải sang trái khi trụ kim lúc đi xuống đã đạt đến 53~ 58mm.
  • Vị trí kim khi đam vào lỗ nút không đúng  định lại vị trí sao cho kim đi xuống nhẹ nhàng phía sau tâm của lỗ nút, tránh cho phía trước kim không chạm vào lỗ nút.
  • Bàn kẹp nút nâng lên không đủ  điều chỉnh lại độ nâng lên là 9mm.
  • Vị trị kim đâm.( phạm vi sửa sai để tránh lại chỉ)

                        Hình 3.26.Dư chỉ                                            Hình 3.27.Thời điểm dừng máy

8.3. Bỏ mũi: HƯỚNG DẪN CHỈNH SỮA MÁY ĐÍNH NÚT CƠ

  • Điều chỉnh lại và định thời điểm phối hợp kim và móc.
  • Đối với vải dày hoặc cứng, giá đỡ kim nên chạm vào kim từ 0,1 đến 0,2mm như được trình bày trong hình.

8.4. Tuột chỉ ra khỏi kim (tuột chỉ, và không hình thành mũi lúc ban đầu).

  • Tăng khoảng dịch chuyển của mấu điều chỉnh lực căng chỉ.
8.5. Chỉ thưa quá nhiều: HƯỚNG DẪN CHỈNH SỮA MÁY ĐÍNH NÚT CƠ
8.5.1. Chỉ thưa quá nhiều ( chỉ kim)  ( đầu chỉ của mũi bắt đầu để lại trên mặt nút).

  • Đầu chỉ từ lỗ “a” ra   giảm khoảng điều chỉnh của mấu điều chỉnh lực căng chỉ.
  • Đầu chỉ từ lỗ “b” ra  tăng khoảng dịch chuyển của mấu điều chỉnh lực căng chỉ.

8.5.2. Chỉ thừa quá nhiều( chỉ móc)  ( đầu chỉ mũi bắt đầu để lại trên mặt trái vải).

  • Giảm khoảng dịch chuyển của mấu điều chỉnh lực căng chỉ.
  • Đầu chỉ ra từ một điểm khác trên mặt trái vải nơi kim đâm vào  tăng lực nén của bàn cặp nút.

8.6. Không dừng máy hoàn toàn:  HƯỚNG DẪN CHỈNH SỮA MÁY ĐÍNH NÚT CƠ
thanh dừng máy thấp và máy dừng trước khi đến vị trí

  • Giảm khoảng hở giữa cam điều chỉnh mũi và con lăn.
  • Giảm lực ép của lò xo trên bàn cặp nút .
  • Giảm khe hở theo chiều trục của puly dẩn động máy vào lúc dừng máy.

                        Hình 3.28.                                                       Hình 3.29.

8.7. Bàn cặp cúc không nâng lên: HƯỚNG DẪN CHỈNH SỮA MÁY ĐÍNH NÚT CƠ

  • Móc của thanh nối nâng bàn cặp nút và thanh nối nâng chân vịt bàn kẹp nút bị mòn   thay thanh nối bàn kẹp nút mới.
  • Khoảng hở giữa thanh nối bàn kẹp nút và máu nâng bàn cặp nút quá lớn  điều chỉnh từ 0,5 đến 0,8mm.
  • Khoảng hở giữa cam điều chỉnh mũi và con lăn quá lớn   điều chỉnh lại 0,8mm.

8.8. Bố của puly dẫn động máy bị trượt: HƯỚNG DẪN CHỈNH SỮA MÁY ĐÍNH NÚT CƠ

  • Giảm khoảng hở giữa bi di chuyển và cần điều chỉnh bộ phận ly hợp.
  • Điều chỉnh lại khoảng hở từ 0,2 đến 0,3mm.

8.9. Puly dẫn động máy nóng quá mức và bàn đạp khởi động không làm việc trơn tru:

  • Tăng khoảng hở giữa bi di chuyển và cần điều chỉnh bộ phận ly hợp  điều chỉnh từ 0,2 đến 0,3mm.
  • Đồng tiền phụ phải nâng khi chiều cao trụ kim lên đến 54 – 56mm.
  • Đồng tiền chính tiền phải mở ở thời điểm ngừng máy.
  • Khoảng hở giữa kẹp chỉ và trụ kẹp chỉ quá lớn  sửa lại khoảng hở từ 0,8 đến 1,2mm.
  • Tránh bị bỏ mũi.
8.10. Sự cố cắt chỉ và phạm vi sửa chữa (MB-373): HƯỚNG DẪN CHỈNH SỮA MÁY ĐÍNH NÚT CƠ
Bảng 3.1.

Sự cố Nguyên nhân Phạm vi sửa chữa
a/ Không cắt được chỉ móc chia chỉ của lưỡi dao di động không chia được chỉ trên vải sửa lại vị trí lưỡi dao di động. xem phần 3, (4) “ điều chỉnh vị trí lưỡi dao di động”
kim không đâm xuống đúng vị trí lỗ nút. điều chỉnh lại bằng giá đỡ bàn cặp nút.
nhảy mũi cuối. sửa lại vị trí móc. xem phần 2. (2) “ định vị trí kim và móc”
độ cao móc chia chỉ của lưỡi dao di động không đúng. sửa lại độ cao móc chia chỉ của lưỡi dao di động. xem phần 3.(5) “ điều chỉnh chiều cao móc chia chỉ của lưỡi dao di động”.
b/ Cả chỉ ở kim và chỉ trên mặt trái vải đều bị cắt. vị trí lưỡi dao di động không đúng. sửa lại vị trí lưỡi dao di động vào lúc hoàn tất dừng máy. xem phần 3. (4) “ điều chỉnh vị trí lưỡi dao di động”. xem phần 3, (5) “ điều chỉnh chiều cao móc chia chỉ của lưỡi dao di động”.
c/ Chỉ cắt trên mặt vải quá dài định thời điểm cắt của lưỡi dao di động sai sửa lại vị trí của lưỡi dao di động. xem phần 3. (4) “ điều chỉnh vị trí lưỡi dao di động”.
khoảng nâng của bàn cặp nút quá lớn điều chỉnh lại khoảng nâng là 9mm. xem phần 2 (8) “ chiều cao của cần nâng bàn cặp nút”.
Khoảng nâng của bàn cặp nút quá lớn Điều chỉnh lại khoảng nâng là 9mm. Xem phần 2 (8) “ Chiều cao của cần nâng bàn cặp nút”.

Các Bạn Xem Cách Hướng Dẫn Chỉnh Máy May: Kênh YOUTUBE
Chúc các bạn chỉnh thành công, và một số lỗi máy may xem thêm tại đây
Vì thế quý vị nên cân nhắc kỹ để chon những nơi uy tín để mua,chúc quý vị chọn được loại máy phù hợp với điều kiện kinh tế,để có những chiếc máy may tốt nhất !

What do you think?

Written by Admin

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

GIPHY App Key not set. Please check settings

HƯỚNG DẪN SỮA MÁY CUỐN SƯỜN

Hướng dẫn chỉnh máy thùa khuy bằng